Công suất biểu kiến là gì, ý nghĩa và công thức tính
Công suất biểu kiến là một khái niệm mới lạ trong ngành kỹ thuật điện mà nhiều người thắc mắc. Vậy công suất biểu kiến là gì? Thông số này mang ý nghĩa gì đối với kỹ thuật điện ? Công thức tính công suất biểu kiến như nào? Dưới đây là những giải đáp của SUNEMIT về công suất biểu kiến, mời các bạn cùng theo dõi.
Công suất biểu kiến là gì ?
Công suất biểu kiến hay còn được gọi là công suất toàn phần và là một thuật ngữ dùng trong ngành kỹ thuật điện. Công suất biểu kiến dùng để thể hiện sự cung ứng năng lượng từ nguồn điện.
Công suất biểu kiến có ký hiệu là: S
Đơn vị của công suất biểu kiến là: VA (vôn ampe) hoặc kVA (ki-lô vôn ampe)
Công thức tính công suất biểu kiến
Công thức tính công suất biểu kiến được biết là một công suất tương đối phức tạp
S = P + iQ
Trong đó: S là công suất biểu kiến
P là công suất hữu dụng (đơn vị W)
Q là công suất phản kháng (đơn vị VAr)
i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1
Ngoài ra công suất biểu kiến còn được tính theo công thức thứ 2 đơn giản hơn:
S = √(P² + Q²)
Đổi đơn vị của công suất biểu kiến là: 1.000 kVA = 1.000.000 VA
Ý nghĩa của công suất biểu kiến
Công suất từ nguồn đến tải điện gồm 2 thành phần: Công suất phản kháng và công suất hữu ích. Tổng của hai thành phần trên tạo thành công suất biểu kiến, được dùng trong tính toán các chỉ số truyền tải và phân phối điện năng.
Công suất hữu ích thể hiện khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị, có đơn vị là W hoặc kW. Đây là nguồn năng lượng điện được truyền đến thiết bị tải trên thực tế.
Trong khi đó, công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích hay còn gọi là năng lượng vô công, được sinh ra bởi các thành phần phản kháng trong hệ thống điện xoay chiều, đơn vị là VAr hoặc kVAr. Đó là thành phần từ hóa, tạo ra từ trường trong quá trình biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Đây là nguồn điện năng được chuyển ngược về nguồn cung sau mỗi chu kỳ truyền tải điện. Đây là loại năng lượng rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa điện năng.
Công suất biểu kiến trong thực tế
Như chúng ta biết điều kiện để một máy biến áp làm việc phải đảm bảo 2 yếu tố:
- Tổn thất của máy biến áp phải ở trong khung giới hạn cho phép từ nhà sản xuất được ghi trên catalog
- Nhiệt độ của cuộn dây đồng và lõi của máy biến áp không vượt mức cách điện cho phép
Đại lượng kVA là năng lượng thực, cái mà doanh nghiệp hay người dân cần sử dụng.
Mối quan hệ giữa kVA và kW
Trong cuốn máy điện cơ sở, công thức tính công suất máy biến áp là:
P = U × I × Cos phi
Trong đó: P là công suất đơn vị là VA
U là hiệu điện thế đơn vị là V
I là cường độ dòng điện đơn vị là A
Phi là góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện áp qua thiết bị tiêu thụ điện
Đối với khu hộ gia đình, tiền điện mà chúng ta trả hàng tháng là lượng điện thực này kW, nên với một động cơ có công suất 1kVA và Cos phi = 0.8 thì lượng điện tiêu thụ là 0.8 kW (lượng điện phải trả tiền)
Trên đây là những chia sẻ về Công suất biểu kiến là gì, ý nghĩa và công thức tính, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kì thắc mắc hay cần tư vấn lắp đặt điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ với công ty điện mặt trời SUNEMIT qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.
source https://sunemit.com/cong-suat-bieu-kien/
Nhận xét
Đăng nhận xét